LÀM THẾ NÀO BIẾT MÌNH THÍCH CÁI GÌ?

Có người sinh ra đã biết bản thân thích cái gì và lớn lên họ theo sống chết cái ngành họ thích. Cũng có kẻ sinh ra suốt cuộc đời lận đận không biết chính xác đang mình đang ở đâu và thích cái gì. Phận làm người, Leo cũng chỉ kẻ tầm thường nằm trong nhóm thứ 2. Bài hôm nay bàn về làm thế nào biết mình muốn cái gì, làm gì khi không biết làm gì, không biết muốn làm công việc hoặc nghề nghiệp nào?

Cảm ơn Nguyễn Lâm! Cô gái có nick name facebook đã đặt câu hỏi về chủ đề này cho Leo. Thật vui mừng đã có bạn góp ý chủ đề cho Leo.

Leo chia sẻ theo quan sát cá nhân và sự trải nghiệm từ nhỏ đến tuổi hiện tại. Nên tính chủ quan là có. (Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo)

Làm thế nào biết mình thích gì – công việc hiện tại?

Thật sự những ngày tháng Leo đi làm phục vụ, lập trình phần mềm cảm thấy rất chán chường. Điều này thể hiện cách ta làm việc hàng ngày. Leo thường làm việc từ 9h tới 6h tối là muốn về rồi. Có hôm OT (over time) nhưng thật sự do mình không tập trung giải quyết task nên bị trễ task. Kết quả thi đua trong team luôn thuộc về người khác. Điều đó cho thấy Leo ngồi đó để lãnh lương hàng tháng chứ không có một sự nhiệt tình và thích thú. Sự thích thú chỉ là đôi lúc vì ta tìm ra cách giải quyết task. Nhưng các bạn biết người có năng lực và không có năng lực thể hiện qua kết quả của công việc.

via GIPHY

Cách bạn giải quyết công việc hàng ngày, điều đó có thể biết bạn có yêu công việc đó hay không

Mình thích điều đó mà – lời nói dối nghẹn ngào

Hồi năm cấp 3, Leo có ý định là thi Công nghệ thông tin. Vì ngày xưa Leo hay vọc phần mềm, hồi cấp 2 học Word, Excel nên thấy có sự lý thú môn máy tính. Nhưng cuối cùng Leo chọn sư phạm Tin Quy Nhơn vì một lí do trần trụi: Không có khả năng thi các trường Công nghệ Thông Tin trong Sài Gòn. Đây là vấn đề của Leo chứ không liên quan chất lượng của trường. Ngưỡng cấp 3 là lúc các học sinh luôn đau đáu: không biết mình thích nghề gì? Vài buổi tư vấn hướng nghiệp về đề tài: chọn ngành nghề phù hợp với bản thân, chọn ngành nghề phù hợp với tính cách

Học chừng ấy năm, Leo bơi bơi chứ chả có sự nổi trội. Thật sự trong CNTT có mấy môn không hề dễ và liên quan đến toán, logic rất nhiều. Nên sự thích thú và khả năng lĩnh hội cũng là một cái cần phải xem xét.

Leo học 4 năm sau tốt nghiệp. May mắn được làm công ty phần mềm nước ngoài, nên lương ok so với ngành nghề khác bên kĩ thuật. Hai cái cạm bẫy to đùng là: lương và thời gian theo CNTT. Lúc đó có một số bạn hỏi Leo về mục tiêu kế hoạch tương lai về ngành nghề, thì Leo trả lời cố gắng chừng mấy năm sẽ ra riêng, mở công ty CNTT và … nhiều viễn cảnh cho rằng mình đang có đam mê CNTT.

Như các bạn thấy đó, bẫy thu nhậpbẫy tốn thời gian theo đuổi một ngành nghề rất nguy hiểm trong quyết định không dám làm điều gì khác. Bản thân trong chúng ta không dám thừa nhận mình đang đi sai trên con đường hiện tại. Nỗi sợ kế tiếp chính là nghỉ việc thì mình làm cái gì? Làm ngành nào phải có chuyên môn của nó? Chạy grab ư? Quay lại phục vụ cafe ngày xưa? Leo không thể nghĩ ra một ngành nghề nào để làm? Kinh doanh thì quá nhiều rủi ro… Cốt lõi là nghỉ làm thì lấy gì để sống.

Đó là những nguyên nhân khiến Leo chùng bước. Nhưng rồi, khi đọc nhiều bài viết về chủ đề buông bỏ, hàng loạt bài giới trẻ hiện tại theo quan điểm sống của mình. Dạng kiểu đại loại không thích thì thay đổi môi trường, chúng ta có một lần sống, bla, bla…. Khi sự đỉnh điểm đã dâng cao, cũng là lúc Leo chuyển lần lượt các vị trí công việc và đi nhiều nơi.

Vậy làm thế nào biết mình thích gì?

Hãy nhìn lại quá khứ

Một đứa trẻ khi sinh ra rất hồn nhiên. Dường như thể hiện quan điểm khi chúng nghĩ đến. Có rất nhiều câu chuyện về sự “dám” đứa trẻ và người lớn. 

Từ nhỏ Leo rất thích vẽ vời, thích viết, và các môn liên quan đến nghệ thuật. Nhớ lại hồi ấy cũng có vài thành tựu nho nhỏ. Như làm văn toàn điểm cao. Chính tả mới ngày đầu đến lớp 1 viết 10 điểm trước sự ngạc nhiên của lớp. Văn thuyết minh năm cấp 2 được cô tuyên dương trước lớp. Nói chung về môn sáng tạo, tưởng tượng Leo rất thích thú. Còn môn tính toán có một sự “tắc tắc” và “độ trễ” so với mấy đứa trang lứa. Khổ cái ở Việt Nam mấy đứa mà như vậy được coi là không thông minh.

Blog huynhduytien.com ra đời khởi điểm Leo nhớ cảm giác ngày xưa viết. Leo đi học đàn Piano cũng là nguyện vọng ngày xưa mình thích như thế.

Kiểm nghiệm và trải nghiệm

Lần đầu tiên Leo lên Đà Lạt, Leo nhớ những sự trải nghiệm thú vị ở đó, lúc đó Leo thích kiểu không khí lạnh, kiểu cổ điển, vườn trồng nhiều bông. Lần thứ 2 Leo đi xe máy từ HCM lên Măng Đen một mình. Băng qua các nẻo đường các vùng miền khác nhau. Thậm chí một mình chạy dưới ánh trăng sáng vằng vặc trên đỉnh mấy ngọn cây rừng không bóng xe, bóng người mới thấy cuộc đời nhiều thứ đáng để thử.

Cho nên một khi Leo đã đi rồi, biết sự ngọt ngào lẫn cay đắng mang tên “trải nghiệm”. Điều đó mới biết chính xác cái nào phù hợp và mình thích cái gì? Nó không phải là ngày một ngày hai, mà là sự “hành xác” liên tục để đến điều bạn muốn. Nếu bạn nào mong chóng vánh tìm thấy liền thì chỉ có đường thất vọng và chán nản.

Lời kết:

Từ ngày Leo để ý những gì xung quanh, lắng nghe bản thân mình muốn gì hàng ngày, là lúc mình sẽ thấy điểm yếu của mình, thế mạnh của mình. Câu nói: nếu muốn lấy cái gì đó thì phải bỏ vật trên trên tay hoàn toàn chính xác. Sự trả giá của cuộc đời nữa. Rồi từ từ bản thân sẽ thấy sự trưởng thành trong suy nghĩ, trưởng thành trong việc lựa chọn. Sự sợ hãi trong bản thân chỉ là do ta tưởng tượng. Làm rồi, ta chỉ thấy ồ có gì đáng sợ đâu, mình làm quá đi mà!!!

Cập nhật 2020

Xin hãy theo con tim dẫn đường, khi bạn bế tắc tiếng nói bên trong cất lên. Hãy lắng nghe chúng!

Share: